Nhà nước xây dựng quan hệ lao động như thế nào qua từng thời kỳ thay đổi của Bộ luật Lao động?

Cho tôi hỏi Nhà nước xây dựng quan hệ lao động như thế nào qua từng thời kỳ thay đổi của Bộ luật Lao động? Câu hỏi của anh Tình (Lâm Đồng).

Quan hệ lao động là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về quan hệ lao động như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

Như vậy, quan hệ lao động có thể hiểu là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước xây dựng quan hệ lao động như thế nào qua từng thời kỳ thay đổi của Bộ luật Lao động?

Nhà nước xây dựng quan hệ lao động như thế nào qua từng thời kỳ thay đổi của Bộ luật Lao động?

Nhà nước xây dựng quan hệ lao động như thế nào theo Bộ luật Lao động 2019?

Căn cứ theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc xây dựng quan hệ lao động như sau:

Xây dựng quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Như vậy, theo Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, việc xây dựng quan hệ lao động được Nhà nước xây dựng theo ý chí và mục tiêu từ quy định trên.

Nhà nước xây dựng quan hệ lao động như thế nào qua từng thời kỳ thay đổi của Bộ luật Lao động?

Xây dựng quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động 1994Bộ luật Lao động 2012:

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Lao động 1994 (hết hiệu lực ngày 01/05/2013) có đề cập quan hệ lao động như sau:

Điều 9.
Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập và tiến hành qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những Điều đã cam kết.

Căn cứ theo Điều 7 Bộ luật Lao động 2012 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định quan hệ lao động như sau:

Quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Từ các quy định trên có thể thấy sự thay đổi về việc xây dựng quan hệ lao động từ giai đoạn 1994 đến 2012 của Bộ luật Lao động khi Bộ luật Lao động 2012 vẫn giữ được các giá trị cũ khi quy định xây dựng quan hệ lao động trên sự thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng và hợp pháp.

Đồng thời bổ sung thêm quy định về một bên "kết nối" quan hệ lao động với Nhà nước là công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Xây dựng quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động 2012Bộ luật Lao động 2019:

Từ các quy định đã được trích dẫn trên, cũng đã thấy rõ Bộ luật hiện hành - Bộ luật Lao động 2019 đã có nhiều bước tiến trong việc xây dựng cụ thể hơn về quan hệ lao động khi Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm việc xây dựng quan hệ lao động đối với các "bên" khác, cụ thể:

- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Quan hệ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Làm việc không có quan hệ lao động là làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Ví dụ về người làm việc không có quan hệ lao động? Chính sách của Nhà nước với đối tượng trên ra sao?
Lao động tiền lương
Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động là những mối quan hệ gì?
Lao động tiền lương
Ví dụ về quan hệ lao động, thực trạng quan hệ lao động ở Việt Nam thế nào?
Lao động tiền lương
Người làm việc không có quan hệ lao động có được Nhà nước bảo đảm quyền lợi hay không?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào có trách nhiệm xây dựng quan hệ lao động?
Lao động tiền lương
Có mấy loại quan hệ lao động? Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
NLĐ được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia vào quan hệ lao động?
Lao động tiền lương
Ai được xem là người làm việc không có quan hệ lao động?
Lao động tiền lương
Quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quan hệ lao động
1,680 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào