Nguyên tắc xác định vị trí việc làm viên chức là gì?
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm viên chức là gì?
Tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc
1. Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
5. Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, xác định vị trí việc làm viên chức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm viên chức là gì?
Khi nào viên chức được thay đổi vị trí việc làm?
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:
Thay đổi vị trí việc làm
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và viên chức đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí đó thì sẽ được thay đổi vị trí việc làm.
Viên chức khi thay đổi vị trí việc làm có được kết hợp nâng lương hay không?
Tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV có quy định như sau:
II- NGUYÊN TẮC XẾP LƯƠNG
...
3 - Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).
a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.
b) Việc phân loại kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch không được dùng làm căn cứ để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.
c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
d) Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo được đảm nhiệm; nếu ngạch công chức, viên chức đang giữ không phù hợp với chuyên môn theo chức danh lãnh đạo mới được đảm nhiệm thì phải chuyển ngạch.
...
Theo đó, viên chức khi thay đổi vị trí việc làm không được kết hợp nâng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?