Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện nay là gì?
Chia vùng để tính định mức giáo viên hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên hiện nay như sau:
- Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.
Ngoài ra, số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.
- Việc xác định số lượng học sinh/lớp được tính cụ thể theo từng cơ sở giáo dục, không xác định theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện nay là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện nay như sau:
- Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP.
- Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải bảo đảm:
+ Đủ số lượng người làm việc để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục mầm non công lập;
+ Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm.
+ Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm.
+ Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.
- Số lượng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm giáo viên được tuyển dụng viên chức và giáo viên hợp đồng lao động.
- Cơ sở giáo dục mầm non công lập đang bố trí số lượng viên chức giáo viên thấp hơn định mức tối đa thì căn cứ định mức tối đa để xác định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.
Định mức giáo viên mầm non hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành
1. Giáo viên mầm non:
a) Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
c) Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc sau khi bố trí nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này còn dư số trẻ thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên;
d) Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
đ) Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
2. Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non có trẻ khuyết tật học hòa nhập: Cơ sở giáo dục có dưới 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; cơ sở giáo dục có từ 20 trẻ khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người. Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 01 trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tính giảm 05 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không có quá 02 trẻ khuyết tật học hòa nhập;
b) Trường hợp không bố trí được biên chế để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thì bố trí hợp đồng lao động hoặc giáo viên kiêm nhiệm.
Như vậy, định mức giáo viên mầm non từ ngày 16/12/2023 sẽ có những thay đổi như sau:
- Đối với nhóm trẻ: Cứ 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 03 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi; 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ.
- Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Thay đổi từ 1,2 giáo viên/lớp lên
Cứ 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi: tối đa 2,2 giáo viên/lớp.
- Những cơ sở giáo dục mầm non không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau: Cứ 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi, 11 trẻ từ 3 đến 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 đến 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 đến 6 tuổi thì được bố trí thêm 1,0 giáo viên.
- Đối với nhóm trẻ ghép, lớp mẫu giáo ghép theo Điều lệ trường mầm non thì được bố trí định mức giáo viên theo quy định.
- Đối với điểm trường chỉ có 01 nhóm trẻ hoặc 01 lớp mẫu giáo không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo thì được bố trí 2,0 giáo viên/nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?