Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác.
b) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trung tâm, bao gồm:
- Học phí, lệ phí tuyển sinh do người học đóng;
- Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
c) Các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn thu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục
a) Thu học phí, lệ phí tuyển sinh;
b) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu;
d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
- Kinh phí khác.
e) Nguồn khác: tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó, nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
+ Kinh phí hoạt động thường xuyên;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Kinh phí khác.
- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trung tâm, bao gồm:
+ Học phí, lệ phí tuyển sinh do người học đóng;
+ Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
- Các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Theo đó, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?