Nguồn gốc của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng?

Cho tôi hỏi nguồn gốc của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng? Câu hỏi của anh D.P (Ninh Thuận)

Nguồn gốc của Tết là gì?

Nguồn gốc của Tết thì chưa ai biết được có từ bao giờ, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam bị ảnh hưởng trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo truyện cổ tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã đón tết từ thời vua Hùng, trước 1000 năm bắc thuộc.

Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó". Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".

Như vậy có thể chứng minh được tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam

Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Và năm mới bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện sau khi mặt trời ló rạng khỏi chí tuyến nam, dấu hiệu cuối cùng trong ba dấu hiệu mùa đông.

Tết, vì thế mà theo sự diễn biến của cả mặt trăng và mặt trời. Tết mở ra mùa xuân và luôn rơi vào khoảng từ 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai.

Tết này gọi là "tiết Nguyên đán", "thời kỳ rạng đông bắt đầu". Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó.

Vì Âm lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, cho nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, cho nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán hằng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm…

Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nguon-goc-y-nghia-tet-nguyen-dan-cua-nguoi-viet-119230121183831146.htm

Nguồn gốc của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng?

Nguồn gốc của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng? (Hình từ Internet)

Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng?

Pháp luật hiện nay không có quy định doanh nghiệp phải bắt buộc thưởng tết cho người lao động. Tùy vào mỗi doanh nghiệp và quy chế thưởng mà doanh nghiệp đó đặt ra mà sẽ có những điều kiện khác nhau để người lao động được thưởng vào dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo đó, người lao động có thể được công ty thưởng tết khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Công ty đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;

- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.

Và mức thưởng cho người lao động sẽ do công ty quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thưởng tết phù hợp cho người lao động.

Như vậy, tùy theo quy chế thưởng của mỗi doanh nghiệp và tùy theo điều kiện mà doanh nghiệp đó đặt ra thì sẽ có đối tượng người lao động được thưởng tết.

Người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán bao nhiêu ngày theo quy định của pháp luật?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, người lao động được nghỉ 5 ngày vào dịp Tết Nguyên đán và được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định có được không?
Lao động tiền lương
Công ty ép buộc người lao động làm việc trong Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có quyền quyết định số ngày nghỉ Tết Nguyên đán của người lao động không?
Lao động tiền lương
Tết Nguyên đán người lao động chơi bầu cua trong công ty thì có bị trừ lương không?
Lao động tiền lương
Nguồn gốc của Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động nào sẽ được thưởng?
Lao động tiền lương
Tết là gì? Tết Nguyên đán, người lao động có được thưởng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tết nguyên đán
415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết nguyên đán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào