Người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường định kỳ 1 năm bao nhiêu lần?

Trách nhiệm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc của người sử dụng lao động? Theo quy định của pháp luật định kỳ quan trắc môi trường lao động mấy năm 1 lần? Câu hỏi của anh Hải (Ninh Thuận).

Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo những nguyên tắc nào?

Theo Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, cụ thể:

- Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

- Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.

- Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:

+ Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;

+ Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;

+ Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

- Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

+ Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

+ Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

Người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường định kỳ 01 năm bao nhiêu lần?

Người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường định kỳ 01 năm bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)

Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động gồm những gì?

Theo Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:

- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.

- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.

- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:

+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;

+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp định kỳ quan trắc môi trường lao động mấy lần 1 năm?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
...

Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm

Quan trắc môi trường lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động phải ký hợp đồng lao động với cá nhân khi thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Quan trắc môi trường lao động phải được thực hiện vào thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động thì công ty cần phải làm gì?
Lao động tiền lương
Quan trắc môi trường lao động sẽ quan trắc các nhóm yếu tố có hại gì?
Lao động tiền lương
Tần suất quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Quan trắc môi trường lao động có bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Người làm công tác y tế có nhiệm vụ tham mưu quan trắc môi trường lao động với nội dung gì?
Lao động tiền lương
Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Hành vi gian lận quan trắc môi trường lao động có bị nghiêm cấm hay không?
Lao động tiền lương
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động mới nhất hiện nay?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quan trắc môi trường lao động
4,990 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan trắc môi trường lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào