Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động sẽ bị phạt như thế nào?
Trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
...
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động sẽ bị phạt như thế nào?
Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động sẽ bị phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
...
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy theo số lượng người lao động không được đóng bảo hiểm y tế.
Lưu ý đây là số tiền phạt áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân, nếu là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ là từ 2.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động không được đóng bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động còn phải buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Thẩm quyền xử phạt hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
Theo quy định tại Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) và buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì rhẩm quyền phạt tiền của các chức danh nêu trên là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?