Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động không?
- Khi nào thì người lao động được chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động?
- Ai có trách nhiệm chi trả chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động ?
- Doanh nghiệp không chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khi nào thì người lao động được chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 người lao động có các quyền như sau:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
...
Người lao động sẽ được trả chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động không?
Ai có trách nhiệm chi trả chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động ?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
...
Theo quy định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động khi kết quả giám định cho thấy mức suy giảm dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám tại Hội đồng giám định y khoa.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 cũng quy định Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Doanh nghiệp không chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy đinh:
Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
...
Người sử dụng lao động trốn tránh trách nhiệm chi trả khoản phí khám giám định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt sẽ nhân đôi nếu là tổ chức có hành vi vi phạm quy định này.
Ngoài ra, tại điểm d khoản 3 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng yêu cầu người sử dụng lao động phải có biện pháp khác phục hậu quả hành vi vi phạm phạm luật này:
Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
d) Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
...
Như vậy, người sử dụng lao động không chi trả khoản phí giám định với người lao động có kết quả giảm định cho thấy người lao động suy giảm khả năng lao động dưới 5% sẽ bị xử phạt hành chính và buộc khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?