Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng người khuyết tật làm việc là gì?
- Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật là gì?
- Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?
- Sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ mà không có sự đồng ý, người sử dụng lao động bị phạt thế nào?
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng người khuyết tật làm việc là gì?
Căn cứ theo Điều 159 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đảm bảo môi trường lao động đạt yêu cầu theo quy định và phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người khuyết tật khi có vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật là gì?
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Lao động 2019 về chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật như sau:
Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật
Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật
Theo đó, nhà nước khuyến khích, ưu đãi người lao động là người khuyết tật bằng chính sách phù hợp nhằm tạo việc làm cho người khuyết tật được làm việc.
Nhà nước bảo trợ quyền lao động cũng như tự tạo việc làm cho người khuyết tật theo đúng quy định pháp luật.
Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?
Theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc làm việc tại mô trường công việc độc hại, nguy hiểm (trừ trường hợp người lao động đã được thông tin đầy đủ về công việc và đồny ý với việc làm thêm giờ).
Sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ mà không có sự đồng ý, người sử dụng lao động bị phạt thế nào?
Theo Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì bị xử phạt hành chính với với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
* Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?