Người sử dụng lao động bạo hành, ngược đãi người giúp việc gia đình thì bị xử phạt như thế nào?

Người sử dụng lao động bạo hành, ngược đãi người giúp việc gia đình thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của chị Liên (Vĩnh Phúc).

Hành vi bạo hành, ngược đãi người lao động là người giúp việc gia đình được định nghĩa như thế nào?

Ngược đãi là hành vi làm hại hay kiểm soát người khác, ngược đãi có thể là ngược đãi về cơ thể, lời nói hoặc cảm xúc. Tất cả các hình thức ngược đãi đều có thể gây ra tổn thương và những sang chấn tâm lý cho nạn nhân. Như vậy ta có thể hiểu bạo hành người lao động cũng là một hình thức của ngược đãi người lao động.

Theo Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 có nêu rõ như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Cụ thể, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động có các hành vi ngược đãi, cưỡng bức người lao động là người giúp việc gia đình.

Người sử dụng lao động bạo hành người giúp việc gia đình thì bị xử phạt như thế nào?

Người sử dụng lao động bạo hành người giúp việc gia đình thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Người lao động có hành vi bạo hành, ngược đãi người giúp việc gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định

Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Như vậy người sử dụng lao động nếu có hành vi bạo hành người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động là giúp việc gia đình khi bị bạo hành là gì?

Theo Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
...

Theo đó, người lao động có nghĩa vụ phải tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi bạo hành, cưỡng bức người lao động.

Ngoài ra, người lao động làm giúp việc gia đình cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu chứng minh được người sử dụng lao động có hành vi bạo hành, cưỡng bức mình.

Người giúp việc gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Những lưu ý khi sử dụng người lao động là người giúp việc gia đình?
Lao động tiền lương
Lao động giúp việc gia đình không được đơn phương chấm dứt hợp đồng dù NSDLĐ trả lương không đủ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người giúp việc bỏ việc liên tục 04 ngày thì đuổi việc có được không?
Lao động tiền lương
Chủ nhà không phải trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình có được làm cho nhiều hộ gia đình hay không?
Lao động tiền lương
Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động có trái pháp luật không?
Lao động tiền lương
Chủ nhà có tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình học nghề hay không?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản nhưng trong hợp đồng lao động không có quy định về bồi thường thì có phải đền bù không?
Lao động tiền lương
Tái phạm việc không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình thì xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản mà không cần bồi thường?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người giúp việc gia đình
1,153 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người giúp việc gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người giúp việc gia đình

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào