Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được khám định kỳ những nội dung gì?
- Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được khám định kỳ những nội dung gì?
- Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
- Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?
- Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế thế nào cho người bị bệnh nghề nghiệp?
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được khám định kỳ những nội dung gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về đối tương và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp phải khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo thời gian và nội dung khám được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
Xem chi tiết thời gian và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp: Tại đây.
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được khám định kỳ những nội dung gì?
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp gồm:
- Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
Tải giấy giới thiệu của người sử dụng lao động: Tại đây
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
- Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động;
c) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
2. Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
Theo đó, trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế thế nào cho người bị bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
...
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị bệnh nghề nghiệp như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.
- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?