Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân nào?
- Làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân nào?
- Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động được quy định tại đâu?
- Người sử dụng lao động phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có được không?
- Làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động có được trang cấp lại hay không?
Làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH, phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:
+ Phương tiện bảo vệ đầu;
+ Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;
+ Phương tiện bảo vệ thính giác;
+ Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
+ Phương tiện bảo vệ tay, chân;
+ Phương tiện bảo vệ thân thể;
+ Phương tiện chống ngã cao;
+ Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;
+ Phương tiện chống chết đuối;
+ Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.
Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị các phương tiện bảo vệ nào? (Hình từ Internet)
Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động được quy định tại đâu?
Hiện nay, danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Xem chi tiết Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại: Tại đây.
Người sử dụng lao động phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có được không?
Tại điểm b khoản 3 Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
...
3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
Theo đó, việc người sử dụng lao động phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là không đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.
Do đó, hành vi phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là hành vi trái pháp luật.
Làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người lao động có được trang cấp lại hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:
Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Theo quy định, trường hợp làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân thì người sử dụng lao động phải trang cấp lại phương tiện cho người lao động sử dụng.
Nếu việc làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?