Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
- Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
- Người lao động có phải trả tiền để mua phương tiện bảo vệ cá nhân không?
- Không cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động bị phạt gì không?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân?
Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về điều kiện để người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
Điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
Làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước thải, rác, cống rãnh;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Như vậy, người lao động làm việc trên sông nước cần trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Người lao động có phải trả tiền để mua phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
...
6. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo đó, người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng cũng như mua phương tiện bảo vệ cá nhân
Không cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động bị phạt gì không?
Theo khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 11 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định thì:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.
* Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi.
Theo đó, công ty không cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động có thể bị phạt tiền thấp nhất 6.000.000 đồng và cao nhất là 60.000.000 đồng (đối với tổ chức) (còn tùy thuộc vào số lượng người lao động là bao nhiêu).
Ngoài ra, buộc công ty trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Đồng thời người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?