Người lao động làm việc tại trạm thu phí đường bộ phải mặc đồng phục thế nào?
Người lao động làm việc tại trạm thu phí đường bộ phải mặc đồng phục thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định:
Thời gian làm việc, trang phục, phù hiệu
1. Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ trừ những trường hợp tạm dừng thu, dừng thu theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.
2. Người lao động làm việc tại trạm thu phí phải mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu phí do đơn vị vận hành thu quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của đơn vị vận hành thu, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.
Theo đó người lao động làm việc tại trạm thu phí đường bộ phải mặc đồng phục khi thực hiện nhiệm vụ.
Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu phí do đơn vị vận hành thu quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của đơn vị vận hành thu, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.
Người lao động làm việc tại trạm thu phí đường bộ phải mặc đồng phục thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm thu phí?
Theo Điều 18 Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định:
Trách nhiệm của đơn vị vận hành thu
1. Thực hiện trách nhiệm của đơn vị vận hành thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.
2. Quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm thu phí theo quy định của pháp luật.
3. Sao lưu dữ liệu thu phí đường bộ theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
4. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền theo hợp đồng dịch vụ thu ký với đơn vị quản lý thu.
5. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực trạm thu phí; đảm bảo tuân thủ phương án tổ chức giao thông trên tuyến đường đặt trạm thu phí do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.
7. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;
c) Tổ chức bán vé, soát vé không kịp thời, sách nhiễu đối với người mua vé; không bán đầy đủ hoặc hạn chế, giới hạn thời gian bán các loại vé tháng, vé quý theo quy định; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm thu phí; thu tiền sử dụng đường bộ không đúng quy định;
d) Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà không giao vé hoặc giao vé không đúng chủng loại phương tiện lưu thông qua trạm thu phí; để phương tiện giao thông đường bộ (đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm thu phí;
đ) Không thực hiện việc bảo trì tài sản của trạm thu phí; tự ý tháo dỡ, thanh lý, nhượng bán tài sản của trạm thu phí; không thực hiện việc hiệu chuẩn, kiểm định đối với nhóm thiết bị cần phải thực hiện công tác hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định;
e) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Back-End không đúng thực tế hoặc can thiệp vào Back-End dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí.
...
Theo đó đơn vị vận hành thu sẽ có trách nhiệm thực hiện việc quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm thu phí theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ gì trong lĩnh vực lao động?
Theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?