Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?

Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào? Câu hỏi từ chị M.D (TP.HCM).

Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Chế biến và bảo quản thủy sản kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:

Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản là nghề truyền thống của Việt Nam. Các sản phẩm thủy sản đa dạng và phong phú, cung cấp nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho công việc chế biến có thể được đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi trồng.

Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản có các ngành nghề phổ biến sau: Chế biến lạnh đông thủy sản, Chế biến chả thủy sản, Chế biến khô thủy sản, Chế biến các sản phẩm hun khói, Chế biến chitosan, Chế biến bột cá, Chế biến dầu cá, Chế biến Surimi, Chế biến đồ hộp thủy sản, Chế biến nước mắm, Chế biến mắm các loại, Chế biến Agar - Agar.

Trong một ngành nghề bao gồm nhiều vị trí việc làm khác nhau với các nhiệm vụ cơ bản như: Thu mua tiếp nhận nguyên liệu thủy sản, Sơ chế nguyên liệu, Chế biến tinh và hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vệ sinh xí nghiệp. Ngoài ra người lao động còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan trực tiếp đến quản lý: quản lý chất lượng, quản lý sản xuất, quản lý kho trong cơ sở chế biến thủy sản.

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại cơ sở sản xuất chế biến thủy sản; với các yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với điều kiện và môi trường làm việc. Để tiến hành các công việc của nghề đòi hỏi phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên dùng cần thiết cho quá trình chế biến (dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị làm lạnh, làm đông, thiết bị thanh trùng, vệ sinh,…). Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.

Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?

Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?

Người lao động làm Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?

Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Chế biến và bảo quản thủy sản kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì người lao động làm Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực như sau:

TT

Mã số

Tên đơn vị năng lực

Các năng lực cơ bản



1

CB01

Ứng xử nghề nghiệp

2

CB02

Thích nghi nghề nghiệp

3

CB03

Sử dụng công nghệ thông tin

4

CB04

An toàn lao động

5

CB05

Rèn luyện thân thể

6

CB06

Đạo đức nghề nghiệp

Các năng lực chung



01

CC1

Chuẩn bị vào ca làm việc

02

CC2

Nhận biết, đánh gia cảm quan các loại nguyên liệu thủy sản

03

CC3

Sử dụng và bảo quản trang thiết bị, dụng cụ trong phân xưởng chế biến thủy sản

04

CC4

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến các sản phẩm thủy sản

05

CC5

Kết thúc ca làm việc

Các năng lực chuyên môn



1

CM01

Thu mua nguyên liệu

2

CM02

Bảo quản, vận chuyển nguyên liệu

3

CM03

Tiếp nhận nguyên liệu thủy sản

4

CM04

Sơ chế cá

5

CM05

Sơ chế các loại nhuyễn thể chân đầu

6

CM06

Sơ chế các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ

7

CM07

Sơ chế các loại rong câu

8

CM08

Sơ chế các loại giáp xác

9

CM09

Xử lý tinh sau sơ chế

10

CM10

Phân loại, phân cỡ

11

CM11

Xếp khuôn

12

CM12

Cấp đông

13

CM13

Mạ băng

14

CM14

Tách thịt cá

15

CM15

Rửa thịt cá

16

CM16

Nghiền, phối trộn phụ gia, gia vị

17

CM17

Định hình

18

CM18

Gia nhiệt

19

CM19

Nấu nước sốt

20

CM20

Vào hộp

21

CM21

Bài khí, ghép mí

22

CM22

Thanh trùng, làm nguội

23

CM23

Bảo ôn

24

CM24

Kiểm tra đồ hộp thành phẩm

25

CM25

Lấy mẫu

26

CM26

Ướp muối, khử muối

27

CM27

Tẩm gia vị

28

CM28

Sấy (phơi) khô

29

CM29

Ép, tách nước

30

CM30

Nghiền, sàng

31

CM31

Tách kim loại

32

CM32

Xử lý rong trước khi nấu chiết

33

CM33

Nấu chiết agar

34

CM34

Xử lý hỗn hợp sau khi nấu chiết

35

CM35

Tách nước từ thạch agar

36

CM36

Khử khoáng

37

CM37

Rửa trung tính

38

CM38

Khử protein

39

CM39

Deacetyl

40

CM40

Tinh chế chitosan

41

CM41

Tinh chế dầu cá

42

CM42

Chế biến chượp

43

CM43

Lọc nước mắm

44

CM44

Nấu và cô nước mắm

45

CM45

Pha đấu nước mắm

46

CM46

Lên men

47

CM47

Xông khói

48

CM48

Bao gói, rà kim loại

49

CM49

Kiểm tra vi sinh vật

50

CM50

Kiểm tra cảm quan

51

CM51

Kiểm tra hóa học

52

CM52

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

53

CM53

Quản lý chất lượng thủy sản trên dây chuyền sản xuất

54

CM54

Hoàn thiện hồ sơ quản lý chất lượng thủy sản

55

CM55

Thẩm tra hoạt động quản lý chất lượng

56

CM56

Lập kế hoạch sản xuất

57

CM57

Giám sát quá trình sản xuất

58

CM58

Quản lý nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm

59

CM59

Quản lý thiết bị

60

CM60

Kiểm soát vệ sinh cá nhân

61

CM61

Vệ sinh nhà xưởng

62

CM62

Vệ sinh dụng cụ, thiết bị

63

CM63

Lập kế hoạch thống kê nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm

64

CM64

Thống kê nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm

65

CM65

Nhập sản phẩm vào kho

66

CM66

Quản lý sản phẩm trong quá trình lưu kho

67

CM67

Xuất kho

Để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người lao động cần đáp ứng yêu cầu gì?

Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Chế biến và bảo quản thủy sản kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người lao động cần đáp ứng yêu cầu quy định như sau:

Để hành nghề, người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình sản xuất chế biến, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề chế biến và bảo quản thủy sản. Ngoài ra người lao động phải biết sử dụng, bảo dưỡng các máy móc và thiết bị cơ bản trong dây chuyền. Người lao động phải có đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành các công việc được giao.

Chế biến và bảo quản thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chế biến và bảo quản thủy sản
387 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế biến và bảo quản thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế biến và bảo quản thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào