Người lao động làm công việc ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe thì bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đúng không?
- Các bậc Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là những bậc nào?
- Người lao động làm công việc ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe thì bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đúng không?
- NLĐ có cần kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 không?
Các bậc Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là những bậc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH (có cụm từ được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 41/2019/TT-BLĐTBXH) quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ năng lực thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm có 05 (năm) loại được phân theo 05 (năm) bậc, từ bậc I đến bậc V, cụ thể như sau:
a) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc I;
b) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc II;
c) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc III;
d) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc IV;
đ) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc V.
3. Hình thức và nội dung của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, các bậc Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1;
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2;
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3;
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4;
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 5.
Người lao động làm công việc ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe thì bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đúng không? (Hình từ Internet)
Người lao động làm công việc ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe thì bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đúng không?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:
a) Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
2. Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Lựa chọn các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm bảo đảm việc thực hiện được khả thi, hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội;
b) Các công việc thuộc danh mục được đề xuất thay đổi hoặc loại bỏ khi công việc đó thay đổi tên gọi hoặc không còn công việc đó.
3. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sắp xếp theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành.
4. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, người lao động làm công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe thì mới bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Lưu ý: Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH gồm 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau.
NLĐ có cần kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề
1. Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
...
6. Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc do Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú xác nhận đối với người lao động tự tạo việc làm.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 thì NLĐ không cần kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề.
Lưu ý: Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định như sau:
- Thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Hoặc do Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú xác nhận đối với người lao động tự tạo việc làm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?