Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Nghề nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Cho tôi hỏi hiện nay nghề nào cần chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? Câu hỏi của chị X.L (Đồng Nai).

Thế nào là Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định như sau:

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm có 05 (năm) loại được phân theo 05 (năm) bậc, từ bậc I đến bậc V, cụ thể như sau:
a) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc I;
b) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc II;
c) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc III;
d) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc IV;
đ) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc V.
3. Hình thức và nội dung của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận đảm bảo người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu.

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Nghề nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Nghề nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Điều kiện để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề như sau:

Điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề
1. Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
2. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Học xong chương trình trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp) tương ứng với nghề tham dự;
c) Có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
3. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
c) Học xong chương trình cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự;
d) Có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
4. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
d) Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề tham dự;
đ) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
5. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có thời gian ít nhất 05 (năm) năm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 14 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó;
e) Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
6. Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc do Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú xác nhận đối với người lao động tự tạo việc làm.

Theo đó, người lao động nếu muốn được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo quy định trên.

Nghề nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Những nghề được quy định tại Điều 28 Nghị định 31/2015/NĐ-CP sau đây bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia:

Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:
a) Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
2. Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Lựa chọn các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm bảo đảm việc thực hiện được khả thi, hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội;
b) Các công việc thuộc danh mục được đề xuất thay đổi hoặc loại bỏ khi công việc đó thay đổi tên gọi hoặc không còn công việc đó.
3. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sắp xếp theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành.
4. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Có thể thấy để bảo vệ sức khỏe của người lao động thì người lao động làm các công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Bên cạnh đó, mục đích của việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cũng được thể hiện rõ tại Điều 29 Luật Việc làm 2013 như sau:

Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động.
2. Người lao động được tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Như vậy, việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia vừa đảm bảo người lao động đáp ứng đủ các điều kiện để bảo vệ được sức khỏe khi tham gia các ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vừa giúp người lao động nâng cao năng lực nghề nghiệp và tìm được công việc phù hợp với mình hơn.

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Nghề nào bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phải ghi cụ thể thông tin gì?
Lao động tiền lương
Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Lao động tiền lương
Quy trình thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi đạt yêu cầu hay không?
Lao động tiền lương
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sử dụng ở nước ngoài khi được nước đó thừa nhận có đúng không?
Lao động tiền lương
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị ngoài Việt Nam không?
Lao động tiền lương
Người lao động làm công việc ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe thì bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đúng không?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có quyền gì?
Lao động tiền lương
Khi nào chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị ở nước ngoài?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
7,897 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào