Người lao động khuyết tật có được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hay không?
Người lao động khuyết tật có được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hay không?
Theo quy định hiện nay, thì không có quy định nào về việc rút ngắn thời giờ làm việc bình thường cho người lao động khuyết tật. Cho nên người lao động khuyết tật bình đẳng với những người lao động khác về thời giờ làm việc bình thường theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc người lao động khuyết tật có được rút ngắn thời giờ làm việc hay không phụ thuộc vào chính sách của người sử dụng lao động trong việc sử dụng lao động khuyết tật.
Người lao động khuyết tật có được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hay không? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng người lao động khuyết tật làm công việc nặng nhọc hay không?
Tại Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Như vậy, theo quy định trên, về nguyên tắc thì nghiêm cấm việc sử dụng lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động được phép sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc nặng nhọc cho người lao động là người khuyết tật biết trước;
- Người lao động là người khuyết tật đồng ý làm công việc nặng nhọc sau khi được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc này.
Theo đó, khi sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc thì người sử dụng lao động và người lao động cần lập một văn bản thỏa thuận về việc cung cấp thông tin về công việc nặng nhọc và trong đó có sự đồng ý làm công việc đó của người lao động khuyết tật để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật được hưởng những chính sách gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định :
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc
1. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP có nội dung như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
a) Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
c) Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
d) Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
đ) Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.
Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
...
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật được hưởng những chính sách ưu đãi sau đây:
(1) Đối với doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định:
- Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
(2) Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định:
- Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
(3) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật:
- Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
- Miễn/giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?