Người lao động được tăng lương thêm 18,7% từ 01/7/2024 khi làm việc ở nơi nào?
Người lao động được tăng lương thêm 18,7% từ 01/7/2024 khi làm việc ở nơi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu theo dự kiến được quy định như sau:
- Vùng 1: Mức 4.960.000 đồng/tháng và 23.800 đồng/giờ
- Vùng 2: Mức 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ
- Vùng 3: Mức 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ
- Vùng 4: Mức 3.450.000 đồng/tháng và 16.600 đồng/giờ đối
Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng là:
- Vùng 1: Mức 4.680.000 đồng/tháng và 22.500 đồng/giờ
- Vùng 2: Mức 4.160.000 đồng/tháng và 20.000 đồng/giờ
- Vùng 3: Mức 3.640.000 đồng/tháng và 17.500 đồng/giờ
- Vùng 4: Mức 3.250.000 đồng/tháng và 15.600 đồng/giờ
Ngoài ra, theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, quy định về địa bàn phân vùng, nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những địa bàn có sự thay đổi về hạ tầng, mức độ phát triển thị trường lao động, vùng thu hút đầu tư… theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó phải kể đến:
Điều chỉnh từ vùng 4 lên vùng 3 đối với: các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà (tỉnh Hải Dương); các huyện Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).
Như vậy, theo dự kiến thì từ 01/7/2024, nếu dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được thông qua thì người lao động sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.250.000 đồng/tháng tăng lên 3.860.000 đồng/tháng, tương đương 18,7% khi làm việc tại những nơi sau:
- Tỉnh Hải Dương gồm các huyện: Huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện, huyện Thanh Hà.
- Tỉnh Thái Bình gồm các huyện: Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải.
- Tỉnh Thanh Hóa gồm các huyện: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống.
- Tỉnh Ninh Thuận gồm huyện Ninh Phước.
Xem Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Tại đây
Người lao động được tăng lương thêm 18,7% từ 01/7/2024 khi làm việc ở nơi nào?
Những đối tượng nào thuộc đối tượng áp dụng quy định về mức lương tối thiểu vùng theo dự kiến?
Căn cứ theo Điều 2 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì các đối tượng sau thuộc đối tượng áp dụng quy định về mức lương tối thiểu vùng:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ và được điều chỉnh dựa trên:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?