Người lao động được kiểm tra giám sát việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp không?

Người lao động được kiểm tra giám sát việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp không?

Người lao động được kiểm tra giám sát việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp không?

Căn cứ theo Điều 46 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau:
a) Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;
b) Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
c) Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
d) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;
đ) Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
2. Hình thức kiểm tra, giám sát của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, người lao động có quyền được kiểm tra giám sát việc doanh nghiệp sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác do người lao động đóng góp.

Người lao động được kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ khen thưởng của doanh nghiệp không?

Người lao động được kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp không?

Người sử dụng lao động phải công khai việc sử dụng quỹ khen thưởng không?

Theo Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Như vậy, người sử dụng lao động phải công khai với người lao động việc sử dụng quỹ khen thưởng. Theo đó, việc công khai việc sử dụng quỹ khen thưởng thực hiện theo các hình thức sau đây:

- Người sử dụng lao động có thể niêm yết công khai tại nơi làm việc;

- Có thể thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

- Ngoài ra người sử dụng lao động còn có thể sử dụng hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được dùng để làm gì?

Tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp Nhà nước được dùng để:

- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.

- Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm.

- Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

- Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

- Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

Quỹ khen thưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải công khai việc sử dụng quỹ khen thưởng không?
Lao động tiền lương
Người lao động được kiểm tra giám sát việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được kiểm tra việc thực hiện quỹ khen thưởng do mình đóng góp không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quỹ khen thưởng
107 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào