Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Cho tôi hỏi người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên mức lương nào? Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Thành (Vĩnh Long).

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nội dung như sau:

Đối tượng áp dụng
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không dựa trên mức lương, mà chính xác hơn là dựa trên mức thu nhập của người tham gia.

Cụ thể khi đóng BHXH tự nguyện người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp nào?

Tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
...
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
...

Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng bù một lần những năm còn thiếu khi đáp ứng các điều kiện:

- Đã đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu

- Chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, và không quá 10 năm (120 tháng)

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Thời điểm đóng
...
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Theo đó, người lao động khi tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi có nguyện vọng tiếp tục tham gia sẽ được phép đóng bù vào thời gian tạm dừng trước đó.

Như vậy, có 2 trường hợp người lao động được phép đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Đóng bù cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu;

- Đóng bù vào thời gian tạm dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó.

Mức đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là bao nhiêu?

(1) Trường hợp đóng bù để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng

Tại điểm b khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
...

Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì trường hợp đóng bù để hưởng lương hưu thì sẽ mức đóng bù sẽ tương ứng với số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, trường hợp này không được đóng bù quá 10 năm (120 tháng)

(2) Trường hợp đóng bù vào thời gian tạm dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được đóng bù cho khoảng thời gian đã tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trước đó nếu có nhu cầu.

Theo đó, số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng.

Và có áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 theo phương thức nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động là khi nào?
Lao động tiền lương
Mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu đề nghị hỗ trợ kinh phí tham gia đóng BHXH tự nguyện cho giáo viên mầm non là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mức thu nhập tháng cao nhất làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức lương cơ sở 2.34 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Các bước đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chi tiết?
Lao động tiền lương
Hỗ trợ tiền cho người lao động đóng BHXH tự nguyện tối đa bao lâu?
Lao động tiền lương
Có phải đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 không?
Lao động tiền lương
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện từ 1/7/2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Được đóng BHXH tự nguyện trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
976 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào