Người lao động đóng bảo hiểm xã hội có lợi ích gì?
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội có lợi ích gì?
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Hiện nay, Nhà nước đang tổ chức 02 loại hình bảo hiểm xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khi đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Tùy vào loại bảo hiểm xã hội tham gia là bắt buộc hay tự nguyện mà người lao động sẽ bị giới hạn một số quyền lợi.
A. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận 5 lợi ích sau:
(1) Chế độ ốm đau:
Theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc phải nghỉ việc do bị ốm, bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
(2) Chế độ thai sản:
Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ hưởng chế độ thai sản nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
(3) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Trong quá trình lao động mà người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến bị thương, tử vong hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động hoặc chế độ bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
(4) Chế độ hưu trí:
Khi người lao động đủ điều kiện nghỉ lương hưu, tức là đáp ứng điều kiện về tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng lương hưu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
(5) Chế độ tử tuất:
Trong trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, mà bị chết thì những thân nhân của đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH.
B. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận 2 lợi ích sau:
(1) Hưởng chế độ hưu trí
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động đóng đủ tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.
Thay vì nhận lương hưu, người lao động cũng có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.
(2) Hưởng chế độ tử tuất
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với trợ cấp mái táng và trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 80, Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội có lợi ích gì?
Ngừng đóng bảo hiểm xã hội tạm thời có bị mất những tháng trước đó hay không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ khi bắt đầu đóng cho đến khi ngừng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng vẫn sẽ được tính vào tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, với trường hợp người lao động nghỉ việc, ngừng đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc không nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Nhà nước đưa ra quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đặc biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ tự động được bảo lưu khi ngừng đóng bảo hiểm xã hội mà không cần phải làm bất kỳ thủ tục nào.
Vì thế, người lao động có thể hoàn toàn yên tâm đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ để được hưởng những chế độ và quyền lợi theo quy định mà không lo số tháng đã đóng trước đó sẽ bị mất khi ngừng đóng bảo hiểm xã hội tạm thời.
Cơ quan nào phải thực hiện xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Tại khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
...
6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
...
Theo đó, hằng năm cơ quan bảo hiểm xã hội phải xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?