Người lao động có việc làm mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bị phạt thế nào?
Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần phải làm gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:
Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Người lao động có việc làm mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bị phạt thế nào?
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nghĩa vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 về thông báo tìm kiếm việc làm như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.
Theo đó, người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động có việc làm mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bị phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định về việc tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp có nêu nếu người lao động đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được công việc mới thì sẽ chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động cố tình tiếp tục nhận trợ cấp tháng tiếp theo là trái pháp luật.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Như vậy, việc người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi đã có việc làm và tiếp tục hưởng trợ cấp thì có thể bị phạt lên tới 2 triệu đồng.
Ngoài ra phải kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP là buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?