Người lao động có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo nơi làm việc của mình không?

Tôi vừa mới chuyển qua công ty, công ty này ở quận khác với nơi tôi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Vậy tôi có được phép thay đổi không? Câu hỏi của chị Nhung (Tiền Giang)

Người lao động có thể đăng ký khám chữa bệnh lần đầu ở cở sở nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được hướng dẫn bởi Điều 3, Điều 4, ĐIều 5, Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
...

Như vậy, người lao động có thể đăng ký khám chữa bệnh lần đầu tại:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tương đương bao gồm:

+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

+ Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

+ Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;

+ Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương bao gồm:

+ Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;

+ Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;

+ Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

+ Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

+ Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

+ Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương bao gồm:

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

+ Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;

+ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

+ Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;

+ Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

+ Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương bao gồm:

+ Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế;

+ Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;

+ Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;

+ Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bên cạnh đó, theo Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT có quy định người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện và tương đương mà không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Người lao động có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Người lao động có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu (Hình từ Internet)

Người lao động có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo nơi làm việc của mình không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Đồng thời tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định như sau:

Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, người lao động được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sang các bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện và tương đương phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào đầu mỗi quý.

Cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 27 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
...
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Theo đó hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người tham gia bảo hiểm y tế);
- Bảng kê thông tin (đối với đơn vị).
Ngoài ra, cần nộp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị sử dụng.

Như vậy để đổi lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, người lao động có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định như trên.

Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo nơi làm việc của mình không?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn lập danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được tự do đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo ý muốn không?
Lao động tiền lương
Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Khi nào người lao động được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
8,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ 20 văn bản về Bảo hiểm y tế mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào