Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc tại 2 công ty hay không?
Người lao động có được làm việc cùng lúc tại 2 công ty hay không?
Tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người lao động có thể làm việc cùng lúc tại 2 công ty nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết với từng người sử dụng lao động.
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc tại 2 công ty hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc tại 2 công ty hay không?
Tại khoản 1 và khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
...
Theo quy định trên, dù làm việc cùng lúc tại 2 công ty nhưng người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi cùng một thời điểm. Thay vào đó, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc tại 2 công ty thì có được hoàn trả tiền bảo hiểm đã đóng hay không?
Tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quy trình hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Giải thích từ ngữ
...
2.5. Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
Đồng thời, taị tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Quản lý tiền thu
3. Hoàn trả
3.1. Các trường hợp hoàn trả
...
e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Như vậy, trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc tại 2 công ty thì số tiền tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty thứ 2 sẽ được hoàn trả theo quy định nêu trên.
Mức hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội sẽ được tính bằng số tiền đơn vị và người lao động đã đóng thừa vào quỹ hưu trí, tử tuất và quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền hoàn trả này tính cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động, không bao gồm tiền lãi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?