Người lao động có phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận hay không?

Hiện nay, người lao động có phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận hay không?

Người lao động có phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận hay không?

Tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Đồng thời, tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về lương thử việc như sau:

Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy theo quy định trên, nếu trong thời gian thử việc, người lao động thấy không phù hợp thì có thể tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Người lao động cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Thử việc

Người lao động có phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận hay không?

Người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc làm khi chấm dứt hợp đồng thử việc?

Tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, công ty sẽ không phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng thử việc. Vì công ty chỉ phải trả trợ cấp mất việc làm khi người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật lao động 2019.

Trong khi thời gian thử việc của người lao động tối đa chỉ là 6 tháng đối với người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019.

Nội dung hợp đồng thử việc khác gì so với nội dung hợp đồng lao động?

Tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, nội dung hợp đồng thử việc và nội dung hợp đồng lao động chính thức có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Các nội dung về chế độ nâng bậc, nâng lương, các nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay đào tạo nâng cao trình độ được loại ra.

Nội dung chính của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và các nội dung được quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể gồm có:

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ngoài ra, hợp đồng thử việc còn có thể đưa các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thử việc, các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.

Thời gian thử việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
NLĐ không đạt yêu cầu sau thời gian thử việc, công ty cần thực hiện thủ tục gì để chấm dứt hợp đồng thử việc?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc do ai quyết định?
Lao động tiền lương
Có quy định nào về thời gian thử việc cho công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn cao không?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc có thể kéo dài hơn quy định pháp luật không?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc nào?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc của người lao động 07 ngày có đúng pháp luật hay không?
Lao động tiền lương
Công ty yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần với một công việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thời gian thử việc trong hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập có được căn cứ để xếp lương không?
Lao động tiền lương
Người lao động có phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận hay không?
Lao động tiền lương
Trong thời gian thử việc, công ty tự ý cho người lao động nghỉ có được không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thời gian thử việc
172 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào