Người lao động có được tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã đóng tại công ty sau khi nghỉ việc hay không?
Đóng bảo hiểm y tế dựa vào tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Người lao động có được tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã đóng tại công ty sau khi nghỉ việc hay không? (Hình từ Internet)
Khi nào thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi, tạm giữ?
Căn cứ Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:
- Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
+ Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
+ Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
+ Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
- Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Người lao động có được tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã đóng tại công ty sau khi nghỉ việc hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
...
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
d) Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động trong đơn vị.
đ) Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
2.2. Đại lý thu/nhà trường
a) Thực hiện đúng hướng dẫn tại Văn bản này; bảo quản, sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan BHXH cấp, đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo quy định.
b) Thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người tham gia về mức đóng, phương thức đóng, địa điểm đóng, quyền lợi về BHXH, BHYT theo quy định.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ và số tiền đã thu của người tham gia theo quy định.
Theo đó doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp lập danh sách báo giảm chậm phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Như vậy sau khi nghỉ việc, người lao động vẫn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã đóng tại công ty cho đến hết tháng doanh nghiệp báo giảm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?