Cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT chuẩn nhất như thế nào?
Cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT chuẩn xác nhất như thế nào?
Để tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”
Bước 4: Nhập thông tin để tra cứu mã thẻ BHYT
Khi nhập thông tin cần lưu ý:
- Nhập mã số BHXH/mã thẻ BHYT của người cần tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT;
- Nhập họ tên của người cần tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT;
- Nhập ngày sinh của người cần tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT;
Sau khi nhập đủ thông tin, tích chọn “Tôi không phải là người máy” rồi ấn “Tra cứu” nhận kết quả.
Cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT chuẩn nhất như thế nào? (Hình từ Internet)
Muốn chuyển tuyến BHYT thì thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về thủ tục chuyển tuyến như sau:
Thủ tục chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:
a) Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
d) Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
đ) Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
e) Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
2. Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều này.
Theo đó, thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế hiện nay thực hiện như sau:
*Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế đối với chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
- Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT: Tải về
- Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
- Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
- Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
- Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
*Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế đối với chuyển người bệnh về tuyến dưới
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
- Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT: Tải về
- Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
- Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Mẫu giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, mẫu giấy chuyển tuyến khám bệnh BHYT là Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 75/2023/NĐ-CP.
>>> Mẫu giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT dành cho người lao động mới nhất: Tải về
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?