Người lao động bị ép buộc làm thêm ngoài giờ thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc không?
- Người lao động bị ép buộc làm thêm ngoài giờ thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc không?
- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc không?
- Người lao động có được thương lượng mức lương sau thử việc không?
Người lao động bị ép buộc làm thêm ngoài giờ thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc không?
Tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Kết thúc thời gian thử việc
...
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Trường hợp trong quá trình thử việc mà công ty ép buộc làm thêm giờ thì người lao động hoàn toàn toàn có thể hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước.
Còn trong trường hợp đã ký hợp đồng lao động chính thức và công ty vẫn tiếp tục ép buộc làm thêm giờ thì người lao động có quyền như sau:
Tại điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
…
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
...
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
...
Đồng thời căn cứ vào khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có định nghĩa về cưỡng bức lao động như sau:
Giải thích từ ngữ
….
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
Như vậy hành vi công ty ép buộc người lao động làm việc ngoài giờ trái với ý muốn muốn của họ được xem hành vi cưỡng bức lao động và người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Công ty ép buộc làm thêm ngoài giờ thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc không?
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc không?
Tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định kết thúc thời gian thử việc, cụ thể:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
...
Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động bắt buộc phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động cho dù thử việc có đạt yêu cầu hay không.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Người lao động có được thương lượng mức lương sau thử việc không?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định:
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
...
Mặt khác căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao Động 2019 quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Và căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao Động 2019 quy định về tiền lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, tiền lương là số tiền mà người lao đông thỏa thuận với người sử dụng lao động, qua đó sau khi kết thúc thời gian thử việc thì người lao động sẽ được giao kết hợp đồng lao động nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật và được phép thương lượng mức lương sau thử việc với người sử dụng lao động.
Lưu ý: mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?