Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được công đoàn hỗ trợ hay không?
- Người lao động cần đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được công đoàn hỗ trợ hay không?
- Nguyên tắc hỗ trợ đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?
Người lao động cần đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đồng thời, tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo đó, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện nêu trên.
Nếu bạn không đáp ứng được các điều kiện như trên thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được công đoàn hổ trợ hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được công đoàn hỗ trợ hay không?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 06/NQ-ĐCT 2023 quy định về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 như sau:
NỘI DUNG HỖ TRỢ
...
3. Hỗ trợ đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023 (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị xử lý kỷ luật sa thải, thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng) nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần với mức 3.000.000 đồng/người.
Theo đó, khi người lao động là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/03/2023 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần với mức 3.000.000 đồng/người, trừ các trường hợp sau đây:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Bị xử lý kỷ luật sa thải
- Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc
- Hưởng lương hưu
- Trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Vậy trường hợp của bạn, bạn là đoàn viên công đoàn sẽ được nhận hỗ trợ từ công đoàn nếu bạn đáp ứng được các điều mà pháp luật quy định nêu trên.
Nguyên tắc hỗ trợ đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 06/NQ-ĐCT 2023 thì việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra lợi dụng, trục lợi trong quá trình thực hiện.
-Đưa ra các tiêu chí, điều kiện để đoàn viên công đoàn, người lao động thuận lợi tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ của tổ chức công đoàn.
- Mỗi đoàn viên công đoàn, người lao động được nhận hỗ trợ một lần bằng tiền.
- Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau theo Nghị quyết này thì chỉ được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
- Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động đã được hưởng chính sách hỗ trợ ở mức thấp, sau đó chuyển thành đối tượng được hỗ trợ ở mức cao hơn thì được hưởng tiếp phần chênh lệch giữa 2 mức hỗ trợ.
- Trường hợp đoàn viên công đoàn, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết này nhưng đã được hưởng hỗ trợ tương tự từ các cấp công đoàn trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực với mức thấp hơn theo Nghị quyết này thì được hưởng tiếp phần chênh lệnh giữa 02 chính sách hỗ trợ.
- Người lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với người lao động là đoàn viên công đoàn.
- Người lao động không là đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em) được hưởng mức hỗ trợ như đoàn viên công đoàn.
h) Kinh phí thực hiện hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động được chi từ nguồn tài chính của công đoàn cấp trên cơ sở như sau:
+ Giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có; trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện cấp bù cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
+ Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét hỗ trợ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?