Công đoàn được tham gia xây dựng, ban hành quy chế thưởng cho người lao động tại doanh nghiệp không?
- Công đoàn được tham gia xây dựng, ban hành quy chế thưởng cho người lao động tại doanh nghiệp đúng không?
- Đại diện Công đoàn được mời tham gia kiểm tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động không?
- Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn như thế nào?
Công đoàn được tham gia xây dựng, ban hành quy chế thưởng cho người lao động tại doanh nghiệp đúng không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động
1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động; là thành viên của các ủy ban, ban chỉ đạo, hội đồng quốc gia có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng tập thể, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
Chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hỗ trợ, thực hiện các chế độ, điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
3. Đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị vi phạm.
Đại diện theo ủy quyền của người lao động khởi kiện vụ việc lao động tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị vi phạm, trừ trường hợp pháp luật về tố tụng có quy định khác.
4. Đại diện cho người lao động, tập thể người lao động tham gia tố tụng dân sự, hành chính trong vụ việc, vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động; kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các văn bản, nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, từ 1/7/2025 công đoàn có quyền tham gia xây dựng, ban hành quy chế thưởng cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định.
Công đoàn được tham gia xây dựng, ban hành quy chế thưởng cho người lao động tại doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Đại diện Công đoàn được mời tham gia kiểm tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp
1. Công đoàn có trách nhiệm tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
2. Khi kiểm tra, thanh tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm mời đại diện Công đoàn tham gia.
3. Khi tham gia kiểm tra, thanh tra, đại diện Công đoàn có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo các quy định của pháp luật có liên quan và các quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra;
b) Kiến nghị biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động trong trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Theo quy định thì đại diện Công đoàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền mời tham gia kiểm tra nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Công đoàn 2024 trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn như sau:
- Bảo đảm, hỗ trợ, phối hợp, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công đoàn, lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn, lao động và pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; cùng với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến công đoàn và quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ công đoàn chuyên trách trưởng thành từ cơ sở, người lao động trưởng thành trong phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.
- Kịp thời xử lý kiến nghị của Công đoàn liên quan đến việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và hoạt động công đoàn.
- Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để Công đoàn tham gia ý kiến, phản biện xã hội trong việc xây dựng chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến công đoàn, quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?