Người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần được quy đổi như thế nào so với mức lương tối thiểu tháng?
- Người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần được quy đổi như thế nào so với mức lương tối thiểu tháng?
- Trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương tối thiểu tháng được quy định như thế nào?
- Kỳ hạn trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần được quy định như thế nào?
Người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần được quy đổi như thế nào so với mức lương tối thiểu tháng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Như vậy, đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần thì mức lương theo hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. Mức lương quy đổi theo tháng trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng.
Người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần được quy đổi như thế nào so với mức lương tối thiểu tháng? (Hình từ Internet)
Trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương tối thiểu tháng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Kỳ hạn trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo đó, người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Như vậy, kỳ hạn trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần thì được trả lương sau tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.










- Chính thức cán bộ công chức viên chức được hưởng 80% tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc khi có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 178, cụ thể như thế nào?
- Chính thức từ 01/7/2025 thay thế mức lương cơ sở 2,34 đối với cán bộ công chức viên chức bằng mức tham chiếu để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng tối thiểu phải bằng bao nhiêu?
- Chính thức cán bộ công chức viên chức mỗi năm được trợ cấp 50% tháng tiền lương hiện hưởng khi có từ 21 năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 154, cụ thể ra sao?
- Chính thức cán bộ công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu được trợ cấp gấp 5 lần tiền lương tháng cần đáp ứng điều kiện như thế nào theo Nghị định 154?
- Đã thống nhất nhóm cán bộ công chức viên chức đầu tiên nghỉ thôi việc theo thứ tự ưu tiên đối với những người có đơn tự nguyện, cụ thể thế nào?