Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương theo hình thức nào?

Hình thức nhận lương của người làm dịch vụ công tác xã hội được quy định ra sao?

Dịch vụ công tác xã hội là gì?

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP định nghĩa, dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.

Theo Điều 8 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định, các dịch vụ công tác xã hội bao gồm:

- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp.

- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực.

- Cung cấp các dịch vụ phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tình trạng xâm hại, lạm dụng; bạo lực học đường, bạo lực giới và gia đình; ngược đãi và bóc lột lao động.

- Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, tòa án, phúc lợi xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, giảm nghèo, phòng, chống ma túy, phát triển cộng đồng, công tác xã hội với người lao động và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

- Quản lý trường hợp đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở và ở cộng đồng.

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng.

- Hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

- Tổ chức vận động nguồn lực thực hiện hoạt động công tác xã hội

Có thể thấy, dịch vụ công tác xã hội không chỉ là một hoạt động hỗ trợ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng. Các dịch vụ này giúp phòng ngừa và can thiệp kịp thời vào các vấn đề xã hội, từ đó góp phần nâng cao nhân phẩm và quyền lợi của con người.

Thông qua những dịch vụ này, công tác xã hội không chỉ giúp giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương theo hình thức nào?

Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương theo hình thức nào?

Người hành nghề công tác xã hội là ai?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, người làm công tác xã hội là người thuộc một trong các trường hợp sau:

- Công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Người làm công tác xã hội trong các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, cơ sở giam giữ. trường giáo dưỡng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

- Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- Người làm công tác xã hội độc lập.

Có thể thấy, người làm công tác xã hội bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, từ công chức, viên chức đến những người làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và cá nhân độc lập. Điều này cho thấy sự đa dạng trong nguồn nhân lực tham gia vào lĩnh vực công tác xã hội, góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong việc hỗ trợ cộng đồng.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác xã hội, những người làm nghề này cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, thực tập và được cấp chứng chỉ hành nghề.

Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương theo hình thức nào?

Người làm dịch vụ công tác xã hội có quyền làm việc độc lập hoặc làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, chế độ thù lao, tiền lương cho người hành nghề công tác xã hội được quy định rõ ràng, cụ thể:

- Người hành nghề công tác xã hội độc lập:

Được hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận. Tiền thù lao được thỏa thuận tại hợp đồng thỏa thuận ký kết với đối tượng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ trên cơ sở các yếu tố, gồm:

+ Nội dung, tính chất của dịch vụ công tác xã hội;

+ Thời gian và công sức mà người hành nghề công tác xã hội sử dụng để thực hiện dịch vụ công tác xã hội; kinh nghiệm và uy tín của người hành nghề;

+ Các chi phí tàu xe đi lại, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Người hành nghề công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

Được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng thu nhập tăng thêm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy thuộc vào người hành nghề công tác xã hội làm dịch vụ công tác xã hội độc lập hay làm tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội mà hình thức nhận lương cũng khác nhau.

Đối với người làm dịch vụ công tác xã hội độc lập nhận lương theo hình thức thỏa thuận trong hợp đồng, còn người làm dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở thì nhận lương theo hình thức chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng,...v.v theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Dịch vụ công tác xã hội là gì?
Lao động tiền lương
5 bước quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
9 loại dịch vụ công tác xã hội hiện nay gồm những dịch vụ gì?
Lao động tiền lương
Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương theo hình thức nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Dịch vụ công tác xã hội
106 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công tác xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công tác xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp các văn bản mới nhất về Công tác xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào