Người học ngành tài chính ngân hàng hệ cao đẳng sẽ làm được bao nhiêu vị trí khi ra trường?
Ngành tài chính ngân hàng được pháp luật giới thiệu trong quy định ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề
Tài chính - Ngân hàng là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế; lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp.
Nghề Tài Chính -Ngân hàng là nghề thực hiện các công việc: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu), nghiệp vụ thanh toán, kế toán ngân hàng thương mại, nghiệp vụ kho quỹ, xử lý rủi ro tín dụng, thẩm định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, phân tích và quản trị tài chính, môi giới chứng khoán.
Nhiệm vụ chính của nghề:
- Nghề Tài chính là theo dõi vốn, dòng tiền của công ty, của doanh nghiệp. Nghề tài chính thực hiện việc đưa ra quyết định về vay tiền hay thoả thuận các hợp đồng về tài chính. Người quản lý tài chính là người liên quan tới hầu như các lĩnh vực của một công ty;
- Nghề Tài chính - Ngân hàng là thực hiện các nghiệp vụ huy đồng vốn, nghiệp vụ tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu…), thực hiện nghiệp vụ thanh toán (thanh toán cá nhân, thanh toán doanh nghiệp, thanh toán trong nước và quốc tế), nghiệp vụ đầu tư tài chính và một số nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế và việc sử dụng tài chính trong doanh nhiệp được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể, nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống của nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo khi học nghề Tài Chính - Ngân hàng trình độ cao đẳng, người lao động có thể làm việc ở các đơn vị cơ quan như:
- Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính; quỹ đầu tư, sàn giao dịch chứng khoán;
- Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kế toán của các công ty;
- Bộ phận tài chính của các công ty, tập đoàn.
Nghề Tài chính - Ngân hàng trình độ cao đẳng đòi hỏi các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm… để đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công việc và yêu cầu làm việc trong môi trường đầy năng động và giàu tính cạnh tranh và toàn cầu hóa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Người học sau khi tốt nghiệp nghề Tài chính- Ngân hàng trình độ cao đẳng phải đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.740 giờ, tương đương 80 tín chỉ.
Có thể thấy pháp luật đã có quy định giới thiệu tổng quát về ngành tài chính ngân hàng. Đây là ngành nghề liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế; lĩnh vực tài chính tại các doanh nghiệp.
Ngành tài chính ngân hàng hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Sau khi ra trường, người học tài chính ngân hàng cần có mức độ tự chủ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;
- Cần cù, chịu khó, sáng tạo, cầu tiến trong công việc;
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo và tổ chức;
- Thực hiện nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;
- Đoàn kết, hợp tác, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;
- Làm việc có phương pháp khoa học, có tính tổ chức kỷ luật;
- Tự tin, chủ động trong xác định mục đích, yêu cầu công việc, cách thức thực hiện công việc;
- Phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao;
- Tự đánh giá được kết quả công việc của bản thân và kết quả công việc của nhóm;
- Thích nghi và xử lý được những vấn đề phức tạp, thích ứng được khi điều kiện làm việc thay đổi;
- Chịu được áp lực công việc;
- Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Sau khi tốt nghiệp, để có thể tìm kiếm các vị trí việc làm phù hợp cũng như đáp ứng tốt công việc người học cần phải có sự tự chủ và trách nhiệm của mình như pháp luật đã đề cập ở quy định trên.
Người học ngành tài chính ngân hàng hệ cao đẳng sẽ làm được bao nhiêu vị trí khi ra trường?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề gồm:
- Giao dịch - thanh toán;
- Kho quỹ;
- Tín dụng;
- Xử lý nợ;
- Thẩm định tài sản;
- Môi giới chứng khoán;
- Quản trị tài chính;
- Kế toán.
Khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng hệ cao đẳng người học có thể tìm kiếm các vị trí công việc như trên. Người học cần đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công việc để phù hợp với môi trường đầy năng động và giàu tính cạnh tranh và toàn cầu hóa.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch âm dương tháng 1 năm 2025? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?