Mẫu đơn xin việc chuẩn nhất năm 2024 dành cho người lao động?
- Mẫu đơn xin việc chuẩn nhất năm 2024 dành cho người lao động?
- Khi xin việc, thì thỏa thuận lương thế nào trong hợp đồng lao động?
- Người lao động có phải ký hợp đồng thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức không?
- Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?
- Tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động là bao nhiêu?
Mẫu đơn xin việc chuẩn nhất năm 2024 dành cho người lao động?
Đơn xin việc là một trong những giấy tờ quan trọng có trong bộ hồ sơ xin việc của các ứng viên.
Hiện nay, có rất nhiều các mẫu đơn xin việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, khi muốn ứng tuyển vào một vị trí bất kì thì bạn nên chuẩn bị mẫu đơn xin việc chỉn chu và chuyên nghiệp.
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin việc chuẩn năm 2024 dưới đây:
Tải mẫu đơn xin việc chuẩn nhất năm 2024: Tại đây
Mẫu đơn xin việc chuẩn nhất năm 2024 dành cho người lao động? (Hình từ Internet)
Khi xin việc, thì thỏa thuận lương thế nào trong hợp đồng lao động?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương trả cho người lao động như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động có thể tra cứu mức lương tối thiểu: Tại đây.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Người lao động có phải ký hợp đồng thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức không?
Căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo đó, đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng giao kết hợp đồng thử việc theo quy định trên.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào bắt buộc người lao động phải ký hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động.
Do đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc người lao động sẽ tiến hành thử việc trước khi quyết định ký hợp đồng chính thức.
Việc thỏa thuận thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng việc giao kết hợp đồng thử việc hoặc ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.
Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, cụ thể như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo đó, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
Công việc | Thời gian thử việc tối đa |
Công việc của người quản lý doanh nghiệp. | 180 ngày |
Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. | 60 ngày |
Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. | 30 ngày |
Công việc khác. | 06 ngày |
Tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc, cụ thể như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo đó, tiền lương thử việc của người lao động sẽ do hai bên thỏa thuận và ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?