Người hành nghề luật sư dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ của mình với cơ quan tiến hành tố tụng là vi phạm quy tắc đạo đức nào?
- Người hành nghề luật sư dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ của mình với cơ quan tiến hành tố tụng là vi phạm quy tắc đạo đức nào?
- Luật sư có thể từ chối thực hiện khi vụ việc của khách hàng có xung đột lợi ích hay không?
- Nếu luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý thì cần giải quyết như thế nào?
Người hành nghề luật sư dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ của mình với cơ quan tiến hành tố tụng là vi phạm quy tắc đạo đức nào?
Căn cứ theo Mục 1 Chương II tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành, có quy tắc 9 về những việc người hành nghề luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng như sau:
Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
9.1. Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.
9.2. Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.
9.3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
9.4. Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
9.5. Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.
9.6. Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
9.7. Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
9.8. Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.
9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
9.10. Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
Như vậy, người hành nghề luật sư dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ của mình với cơ quan tiến hành tố tụng là vi phạm quy tắc đạo đức số 9 theo Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Người hành nghề luật sư dùng lời lẽ ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ của mình với cơ quan tiến hành tố tụng là vi phạm quy tắc đạo đức nào?
Luật sư có thể từ chối thực hiện khi vụ việc của khách hàng có xung đột lợi ích hay không?
Căn cứ theo Quy tắc 11 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về những việc luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc bao gồm những việc sau đây:
Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
11.1. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
11.2. Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
11.3. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chúng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
11.4. Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15.
Như vậy, theo quy tắc trên thì khi xảy ra xung đột lợi ích Luật sư có quyền từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
Nếu luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý thì cần giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Quy tắc 14 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định như sau:
Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.
Như vậy, khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng của mình thì luật sư cần tuân thủ quy tắc sau:
- Thái độ tôn trọng khách hàng
- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý
- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng đã ký kết
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?