Người giúp việc gia đình khởi kiện đòi lương có phải đóng án phí?
Làm người giúp việc không được bao ở có đúng quy định pháp luật ?
Căn cứ Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Theo quy định về nghĩa vụ của người sử dụng sẽ phải thực hiện như sau:
Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết
Trả cho người giúp việc khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình
Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh nếu có thỏa thuận
Tạo cơ hội cho người giúp việc tham gia học văn hóa, giáo dục nghề
Trả tiền tàu xe đi đường cho người lao động khi trở về nơi cư trú.
Như vậy, người sử dụng lao động chỉ phải đảm bảo chỗ ở cho người giúp việc gia đình khi có thỏa thuận. Thế nên, việc không bao ở cho người giúp việc gia đình là không trái pháp luật.
Người giúp việc gia đình khởi kiện đòi lương có phải đóng tiền án phí? (Hình từ Internet)
Người giúp việc gia đình khởi kiện đòi lương có phải đóng tiền án phí?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về các trường hợp được miễn án phí như sau:
Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
...
Như vậy, vì ý chí nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì trong trường hợp người giúp việc gia đình khởi kiện đòi lương sẽ được miễn nộp án phí cho Tòa án.
Khi xảy ra tranh chấp về việc không được trả lương thì người giúp việc gia đình có bắt buộc giải quyết thông qua thủ tục hòa giải không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
...
Theo quy định của pháp luật, người lao động là giúp việc gia đình khi xảy ra tranh chấp với người sử dụng lao động là chủ nhà về việc không được trả lương thì người giúp việc gia đình không phải bắt buộc giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?