Người chuyển đổi giới tính là gì? Lao động chuyển đổi giới tính được hưởng chế độ thai sản ra sao?
Người chuyển đổi giới tính là gì?
Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền xác định lại giới tính đối với những cá nhân trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Bên cạnh đó Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thêm về việc chuyển đổi giới tính đối với cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào về "người chuyển đổi giới tính" ngoài trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Tuy nhiên, theo Điều 3 Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính có giải thích rõ về khái niệm "người chuyển đổi giới tính" như sau:
Người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Luật chuyển đổi giới tính.
Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, có nhận diện giới khác với giới tính khi sinh, được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định đủ điều kiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
Người chuyển đổi giới tính là gì? Lao động chuyển đổi giới tính được hưởng chế độ thai sản ra sao?
Lao động chuyển đổi giới tính được hưởng chế độ thai sản ra sao?
Theo Điều 10 Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính có đề cập về quyền lợi mà người này được hưởng, trong đó có những quyền lợi về lao động, cụ thể như sau:
- Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.
- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận.
Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động, chỉnh sửa các giấy tờ đã được cấp và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính.
Như vậy, dù hiện nay chưa có quy định về quyền lợi của người lao động chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên nếu Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính này được thông qua sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành trong đó sẽ có sự điều chỉnh về chế độ thai sản phù hợp nhất dành cho người lao động đã chuyển đổi giới tính.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản dành cho người lao động hiện nay là gì?
Để được hưởng chế độ thai sản, người tham gia phải thuộc nhóm đối tượng áp dụng chế độ thai sản và tích lũy đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể:
* Đối tượng hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng hưởng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
* Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được coi là đủ điều kiện hưởng thai sản:
(1) Mang thai;
(2) Sinh con;
(3) Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Đặt vòng tránh thai,
(6) Tiến hành triệt sản;
(7) Lao động nam đang đóng bảo hiểm bắt buộc mà có vợ sinh con.
Trong đó:
- Người lao động tại trường hợp (2), (3), (4) phải có tối thiểu 06 tháng đóng bảo hiểm trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi;
- Nếu người lao động tại trường hợp (2) đã có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm trở lên mà khi mang thai phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định thì phải đóng bảo hiểm từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?