Nghề thợ lặn có phải là công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?

Nghề thợ lặn, với những áp lực dưới đáy đại dương có phải là công việc ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và nuôi con của nữ giới không? Lao động nữ làm công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm giờ làm bao nhiêu tiếng mỗi ngày khi mang thai?

Nghề thợ lặn có phải là công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?

Căn cứ theo Mục 1 Phần 1 Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục các nghề, công việc gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ có quy định như sau:

Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Bộ luật lao động như sau:
...
30. Lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn (trừ các ô tô trọng tải dưới 10 tấn có hệ thống trợ lực).
31. Các công việc phải mang vác trên 50kg.
32. Vận hành máy hồ, máy nhuộm các loại, máy văng sấy, máy kiểm bóng, máy phòng co (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa).
33. Cán ép tấm da lớn, cứng (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa).
34. Lái máy kéo nông nghiệp có công suất từ 50 mã lực trở lên.
35. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả.
36. Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn.
37. Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn (từ 04 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần).
38. Đào lò; đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế - xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ).
39. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.
40. Sử dụng chất phóng xạ.
...

Như vậy, nghề thợ lặn chính là công việc nằm trong danh mục nghề, công việc gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ.

Theo đó, khi lao động nữ làm nghề thợ lặn cho một người sử dụng lao động thì sẽ được nhận một số quyền lợi dành riêng cho mình để bảo vệ thai sản.

Thợ lặn có phải là nghề gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?

Nghề thợ lặn có phải là công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?

Lao động nữ làm công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm giờ làm bao nhiêu tiếng mỗi ngày khi mang thai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Bảo vệ thai sản
...
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...

Theo quy định trên, trường hợp lao động nữ đang làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con mà mang thai thai thì được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn.

Như vậy, lao động nữ làm nghề gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm giờ làm 01 giờ mỗi ngày khi mang thai cho tới khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích.

Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm gì khi thực hiện công việc gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, cả người sử dụng lao động và người lao động đều có những traschh nhiệm sau đây khi thực hiện công việc gây ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản:

Đối với người sử dụng lao động

- Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);

- Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.

Đối với người lao động

- Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;

- Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.

Công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghề thợ lặn có phải là công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?
Lao động tiền lương
Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà có phải là công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản
43 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào