Ngày Lễ độc thân 11 11 là ngày bao nhiêu âm 2024? Số giờ làm thêm tối đa trong ngày Lễ độc thân 11 11 là bao nhiêu giờ?
Ngày Lễ độc thân 11 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
Ngày 11 11 hằng năm được biết đến là ngày Lễ độc thân, là một ngày lễ tự phát bắt nguồn từ Trung Quốc.hay còn có nhiều tên gọi khác như: Ngày Quang Côn, Ngày Song Thập Nhất,...
Ngày 11 11 - Lễ độc thân hiện nay dành cho tất cả mọi người không phân biệt già trẻ, gái trai miễn rằng họ là người sống độc thân.
Ý nghĩa ngày Lễ độc thân 11 11:
Ngày Lễ độc thân 11 11 là dịp để những người trẻ còn cô đơn có cơ hội họp mặt, vui chơi, xóa đi nỗi u buồn vì chưa tìm thấy "nửa kia" của mình, cũng như cầu chúc họ chóng tìm được người yêu trong mộng.
Theo lịch âm dương 2024 thì ngày Lễ độc thân 11 11 nhằm ngày 11/10/2024 âm lịch.
Thông tin ngày Lễ độc thân 11 11 là ngày bao nhiêu âm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Ngày 11 11 là ngày gì của người độc thân?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao thừa 2025?
Lời chúc ngày Lễ độc thân 11 11 dành cho người độc thân thú vị, ý nghĩa?
>> Thiệp chúc mừng 20 11 đơn giản viết thế nào?
>> Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm?
Ngày Lễ độc thân 11 11 là ngày bao nhiêu âm 2024? Số giờ làm thêm tối đa trong ngày Lễ độc thân 11 11 là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Số giờ làm thêm tối đa trong ngày Lễ độc thân 11 11 là bao nhiêu giờ?
Ngày Lễ độc thân 11 11 2024 rơi vào thứ hai trong tuần.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngày Lễ độc thân 11 11 không phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về giới hạn số giờ làm việc như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, số giờ làm thêm tối đa trong ngày Lễ độc thân 11 11 là không quá 50% số giờ làm việc bình thường nếu ngày Lễ độc thân 11 11 là ngày làm việc bình thường.
Lưu ý:
- Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
- Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
- Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày nếu ngày Lễ độc thân 11 11 là ngày nghỉ hằng tuần (Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
Mẫu thỏa thuận làm thêm giờ trong trường hợp cần sự đồng ý của người lao động là mẫu nào?
Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, mẫu thỏa thuận làm thêm giờ trong trường hợp cần sự đồng ý của người lao động là Mẫu số 01/PLIV Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?