Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi có đúng không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi có đúng không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi có đúng không?

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, từ lâu đã được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình thương yêu, sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt cho sự nghiệp trồng người. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội. Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng. Từ đó, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 là một dịp để tôn vinh và bảo vệ quyền lợi của trẻ em, gắn kết gia đình và xã hội trong việc chăm sóc và phát triển cho thế hệ trẻ. Trong ngày này, các em nhỏ được tận hưởng niềm vui, nhận quà và tham gia các hoạt động vui chơi, giáo dục và giải trí.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi có đúng không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi có đúng không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 không phải ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định do đó người lao động sẽ không được nghỉ nếu như không trùng với ngày nghỉ hằng tuần.

Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày Quốc tế Thiếu nhi thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương. Ngoài ra, còn tùy vào chính sách công ty mà có thể NLĐ được nghỉ hoặc được về sớm vào ngày Quốc tế Thiếu nhi.

Người lao động đi làm vào các ngày lễ hưởng nguyên lương thì mức lương sẽ là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Người lao động làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ thì tính lương như thế nào?

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Quốc tế thiếu nhi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nguồn gốc của ngày Quốc tế Thiếu nhi là gì? Người lao động đi làm vào ngày này được hưởng lương thế nào?
Lao động tiền lương
Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi có đúng không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày 1 tháng 6 năm 2024 là thứ mấy? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ nào trong tháng 6 không?
Lao động tiền lương
Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày gì? Người lao động có con nhỏ có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày bao nhiêu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Quốc tế Thiếu nhi không?
Lao động tiền lương
Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 2024 là thứ mấy? Đây có phải là ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương dành cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Ngày Quốc tế thiếu nhi, người lao động có con nhỏ có được nghỉ không?
Lao động tiền lương
Quốc tế thiếu nhi 1/6, người lao động có con nhỏ có được hỗ trợ gì không?
Lao động tiền lương
Công ty có bắt buộc phải tặng quà cho con của người lao động trong ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quốc tế thiếu nhi
4,592 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào