Ngành quản lý tài nguyên rừng và những vị trí có thể làm sau khi ra trường trình độ cao đẳng?
Ngành quản lý tài nguyên rừng hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 4 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: quản lý tài nguyên rừng (Sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quản lý tài nguyên rừng trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nhiệm vụ chính cần phải thực hiện: Thực hiện các công tác quy hoạch, điều tra, theo dõi và phát triển nguồn tài nguyên rừng phục vụ cho công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng; quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; các biện pháp kỹ thuật về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh rừng; các biện pháp trồng, chăm sóc rừng; khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; theo dõi, giám sát công tác trồng và chăm sóc rừng; kiểm tra giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; kiểm tra việc thực hiện công tác sử dụng đất lâm nghiệp cho từng địa phương; thực hiện công tác bảo tồn và phát triển rừng; bảo tồn nguồn gen; bảo tồn các loài quý hiếm; bảo tồn và lưu giữ các nguồn giống có giá trị; thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; tham mưu cho cấp trên công tác quy hoạch phát triển tài nguyên rừng; công tác bảo vệ tài nguyên rừng; công tác bảo tồn động thực vật rừng; hướng dẫn cho người dân xây dựng và phát triển nghề rừng; thiết kế các mô hình trồng, chăm sóc rừng; các công trình lâm sinh; xây dựng cắm mốc ranh giới các loại rừng.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có khả năng tổ chức, quản lý sản xuất ở cơ sở lâm nghiệp, có khả năng giúp việc cho kỹ sư quản lý tài nguyên rừng, kỹ sư lâm nghiệp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng; ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong Quản lý tài nguyên rừng. Trực tiếp tham gia sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế, các công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, viện, trung tâm nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng trong và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân liên quan, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Theo quy định trên thì ngành quản lý tài nguyên rừng được hiểu là nghề thực hiện các công việc kỹ thuật liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Ngành quản lý tài nguyên rừng và những vị trí có thể làm sau khi ra trường trình độ cao đẳng?
Kỹ năng cá nhân cần phải có khi tốt nghiệp ngành quản lý tài nguyên rừng hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Cập nhật, chia sẻ các thông tin, công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng để đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao;
- Nhận biết được các loài động vật, thực vật rừng phổ biến, có giá trị kinh tế, có giá trị bảo tồn;
- Đo đạc được diện tích ngoài thực tế;
- Xác định được vị trí rừng trên bản đồ và ngoài thực tế;
- Sử dụng thành thạo GPS cầm tay trong việc xác định vị trí, tọa độ, diện tích của lô rừng đang thi công hoặc đang điều tra;
- Xây dựng được kế hoạch và biện pháp tuyên truyền giá trị, lợi ích của rừng, những văn bản pháp luật cần thiết về quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho người dân;
- Xây dựng và thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản trong công tác quy hoạch phát triển tài nguyên rừng ở địa phương;
- Thực hiện được các bước công việc về theo dõi công tác giống cây lâm nghiệp, theo dõi dịch vụ chi trả môi trường rừng ở địa phương theo đúng quy định;
- Thực hiện được các bước công việc trong kiểm kê rừng và theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng ở cơ sở;
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại vườn ươm, hại rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, có hiệu quả;
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả;
- Lập được kế hoạch bảo tồn, phát triển các loài động thực vật quý, hiếm;
- Thực hiện công tác bảo tồn các loài động thực vật rừng quý, hiếm có hiệu quả;
- Thiết kế và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phát triển rừng đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện các công việc quản lý khai thác lâm sản đúng quy trình kỹ thuật và đúng quy định của pháp luật;
- Sử dụng thành thạo cưa xăng trong khai thác gỗ và lâm sản;
- Xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác lâm sản, phát triển rừng theo đúng trình tự và đúng quy định của pháp luật.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, người học ngành quản lý tài nguyên rừng trình độ cao đẳng cần được trang bị những kỹ năng nêu ra trước để đáp ứng yêu cầu năng lực trong tương lai sau khi tốt nghiệp.
Học ngành quản lý tài nguyên rừng hệ cao đẳng ra trường làm những công việc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế quy hoạch lâm nghiệp;
- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
- Xây dựng biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng;
- Xây dựng biện pháp kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng;
- Quản lý động thực vật rừng;
- Thiết kế trồng và chăm sóc rừng;
- Thiết kế khai thác lâm sản.
Theo đó, người học ngành kỹ thuật cây cao su hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm của ngành, nghề nêu ở trên.
Sau khi ra trường, người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế, các công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, viện, trung tâm nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng trong và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân liên quan, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập lên các trình độ cao hơn.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?