Ngành kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông là gì? Học hệ cao đẳng có thể đảm nhiệm những vị trí nào khi ra trường?
Ngành kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần 16 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành mạng di động 2G, 3G, 4G.., thiết lập cấu hình Switch, Router, GPON,… phân tích, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trạm phát sóng di động, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông làm việc ở các vị trí: lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn thông; lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông; lắp đặt thiết bị viễn thông cho trạm viễn thông; bảo dưỡng trạm viễn thông; sửa chữa trạm viễn thông; phân tích và thiết kế hệ thống mạng; lắp đặt hệ thống mạng; bảo trì hệ thống mạng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo quy định trên thì kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông hệ cao đẳng được pháp luật giới thiệu là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành mạng di động 2G, 3G, 4G.., thiết lập cấu hình Switch, Router, GPON,… phân tích, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trạm phát sóng di động.
Ngành kỹ thuật lắp đặt đài, trạm viễn thông là gì? Học hệ cao đẳng có thể đảm nhiệm những vị trí nào khi ra trường?
Kỹ năng cần có khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật lắp đặt đài, trạm viễn thông hệ cao đẳng?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ thiết kế và lắp đặt thiết bị theo bản vẽ;
- Tính toán và giải quyết được các thông số vật lý trong quá trình lắp đặt hệ thống trạm;
- Xác định được các quy trình lắp đặt và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình lắp đặt trạm BTS;
- Áp dụng được mô hình quản lý và vệ sinh 5S;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo, để lắp đặt và đo kiểm;
- Lắp đặt được các thiết bị giám sát, thiết bị năng lượng xanh cho hệ thống trạm BTS;
- Lắp đặt được các đài trạm viễn thông và lắp đặt cáp đồng và cáp quang, các tủ thiết bị viễn thông, hệ thống nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;
- Sửa chữa và khắc phục được các hỏng hóc thông thường của thiết bị điện – điện tử viễn thông;
- Sửa chữa và khắc phục được các sự cố hệ thống cáp;
- Sử dụng được các thiết bị đo lường để kiểm tra trong quá trình lắp đặt;
- Vận hành, khai thác được các thiết bị trong đài trạm viễn thông;
- Tư vấn được cho các dự án trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông;
- Kiểm tra được kết quả trong quá trình lắp đặt;
- Cấu hình được các thiết bị mạng: Switch, Router, Wifi,..;
- Cài đặt được các thông số tiêu chuẩn cho hệ điều hành máy trạm và các ứng dụng của thiết bị;
- Kiểm tra và thực hiện bảo dưỡng định kỳ được các phần mềm ứng dụng theo kế hoạch;
- Kiểm tra được hoạt động của máy trạm, bảo dưỡng toàn bộ phần cứng máy trạm;
- Xác định được sự cố hư hỏng, chuẩn bị thiết bị dự phòng và thay thế thiết bị hư hỏng;
- Cấu hình và xử lý được sự cố trong môi trường mạng với quy mô nhỏ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, cá nhân sau khi học ngành kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông hệ cao đẳng cần đảm bảo nắm được các kỹ năng nêu trên để từ đó mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vị trí việc khác.
Học ngành kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông hệ cao đẳng có thể đảm nhiệm những vị trí nào khi ra trường?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn thông;
- Lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông;
- Lắp đặt thiết bị viễn thông cho trạm viễn thông;
- Bảo dưỡng trạm viễn thông;
- Sửa chữa trạm viễn thông;
- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;
- Lắp đặt hệ thống mạng;
- Bảo trì hệ thống mạng.
Như vậy, cá nhân có năng lực đáp ứng các yêu cầu thì có thể đảm nhận được các vị trí việc làm nên trên.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?