Mức học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
- Mức học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
- Áp dụng thu phí học lại đối với những học phần nào trong chương trình đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp đối với trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Đối tượng nào được miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Thời gian đào tạo nghề luật sư là bao lâu?
Mức học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
(1) Đối với chương trình đào tạo nghề luật sư thông thường:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư được quy định như sau:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 25.190.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi lăm triệu một trăm chín mươi nghìn đồng chẵn).
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 20.150.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi triệu một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).
Chi tiết cho từng tín chỉ theo Phụ lục số 01-LS đính kèm.
Xem chi tiết Phụ lục Tại đây
(2) Đối với chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được quy định như sau:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 45.940.000 đồng/học viên/khóa học (Bốn mươi lăm triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 36.770.000 đồng/học viên/khoá học (Ba mươi sáu triệu bẩy trăm bẩy mươi nghìn đồng chẵn).
Chi tiết cho từng tín chỉ theo Phụ lục số 05-LSQT đính kèm.
Xem chi tiết Phụ lục Tại đây
(3) Đối với chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao được quy định như sau:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 29.950.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi chín triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn).
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 23.960.000 đồng/học viên/khoá học (Hai mươi ba triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn).
Chi tiết cho từng tín chỉ theo Phụ lục số 06-LSCLC đính kèm.
Xem chi tiết Phụ lục Tại đây
(4) Đối với chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 1 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021, mức thu học phí đối với chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được quy định như sau:
- Đối với các khóa học tổ chức vào buổi tối các ngày trong tuần và thứ bảy, chủ nhật: 37.790.000 đồng/học viên/khoá học (Ba mươi bẩy triệu bẩy trăm chín mươi nghìn đồng chẵn).
- Đối với các khóa học tổ chức vào giờ hành chính: 30.240.000 đồng/học viên/khoá học (Ba mươi triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).
- Chi tiết cho từng tín chỉ theo Phụ lục số 07-ĐTC đính kèm.
Xem chi tiết Phụ lục Tại đây
Lưu ý:
- Mức thu học phí trên bao gồm giáo trình cấp cho học viên (Trừ chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế).
- Mức thu học phí trên không bao gồm chi phí phát sinh cho việc tổ chức lớp học ở ngoài trụ sở của Học viện Tư pháp tại Hà Nội và Cơ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mức thu học phí này áp dụng cho các chương trình tổ chức đào tạo theo hình thức trực tiếp; hình thức trực tuyển; hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
- Mức thu học phí của các chương trình đào tạo của Học viện Tư pháp được điều chỉnh hàng năm với tỷ lệ tăng không quá 15%/năm.
Xem chi tiết Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021: Tại đây
Mức học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Áp dụng thu phí học lại đối với những học phần nào trong chương trình đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp đối với trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021, áp dụng thu học phí học lại các tín chỉ đối với từng chương trình đào tạo như sau:
- Chương trình đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Phụ lục số 01-LS đính kèm.
- Chương trình đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Phụ lục số 02-CCV đính kèm.
- Chương trình đào tạo nghề đấu giá theo quy định tại Phụ lục số 03-ĐGV đính kèm.
- Chương trình đào tạo nghề thừa phát lại theo quy định tại Phụ lục số 04-TPL đính kèm.
- Chương trình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhập quốc tế theo quy định tại Phụ lục số 05-LSQT đính kèm.
- Chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao theo quy định tại Phụ lục số 06-LSCLC đính kèm.
- Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư theo quy định tại Phụ lục số 07-ĐTC đính kèm.
Lưu ý:
Học viên học lại chương trình đào tạo nào thì áp dụng mức thu phí học lại của chương trình đó. Học viên học lại tại các khóa học tổ chức theo thời gian, hình thức nào thì áp dụng mức thu học phí học lại của khóa học đó.
Trường hợp học viên của các khóa đào tạo tổ chức trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực học lại cùng các khóa học tổ chức kể từ sau khi Quyết định này có hiệu lực thì áp dụng mức thu phí học lại quy định tại Quyết định này.
Đối tượng nào được miễn giảm học phí đối với chương trình đào tạo nghề luật sư ở trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Điều 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP năm 2021 quy định các đối tượng được miễn giảm học phí như sau:
(1) Ưu đãi miễn giảm học phí cho học viên thuộc đối tượng chính sách:
- Miễn 100% tổng mức thu học phí đối với người có công với cách mạng theo(nếu có);
- Giảm 50% tổng mức thu học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Con liệt sĩ;
+ Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
- Giảm 30% tổng mức thu học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh;
+ Cựu chiến binh.
(2) Ưu đãi giảm học phí cho học viên đã, đang theo học tại Học viện Tư pháp:
- Giảm 30% tổng mức thu học phí đối với học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát hoặc đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp tham gia học theo Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.
- Giảm 20% mức thu học phí đối với học viên là người đã hoàn thành một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội tiếp tục tham gia các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
- Giảm 10% mức thu học phí đối với học viên là người đang tham gia một trong các khóa đào tạo theo nhu cầu xã hội khác do Học viện Tư pháp tổ chức.
Thời gian đào tạo nghề luật sư là bao lâu?
Về đào tạo nghề luật sư thì tại Điều 12 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định:
Đào tạo nghề luật sư
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Như vậy thời gian đào tạo nghề luật sư hiện nay là mười hai tháng.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?