Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu? Người lao động đi làm vào ngày này được hưởng lương cao hơn ngày bình thường không?
Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu?
Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau. Tết Nguyên đán với ý nghĩa tiễn năm cũ, chào đón năm mới với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa,…. Đây cũng là cơ hội để người dân Việt Nam phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng những giá trị về cội nguồn.
Cụ thể lịch âm tháng 1 2025 như sau:
Như vậy, mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là thứ tư ngày 29/01/2025 dương lịch
Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là thứ mấy, ngày bao nhiêu?
Người lao động đi làm vào mùng 1 Tết Âm lịch có được hưởng lương cao hơn ngày bình thường không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương 05 ngày vào dịp Tết Âm lịch. Tuy nhiên, nếu đi làm vào ngày Tết Âm lịch người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ cao gấp nhiều lần so với lương của ngày bình thường.
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết
Căn cứ quy định trên, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào mùng 1 Tết Âm lịch sẽ được trả lương như sau:
- Làm vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
- Làm vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Như vậy, người lao động đi làm vào mùng 1 Tết Âm lịch được hưởng lương cao hơn ngày bình thường.
Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo quy định trên nếu bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 20 - 25 triệu đồng.
Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gắp đôi mức xử phạt của cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty ép người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 40 - 50 triệu đồng
Tuy nhiên: tại quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối. Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ không được xem là vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định như trên.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?