Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
- Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
- Tổ chức đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm gì trong việc xét tặng Kỷ niệm chương?
Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định:
Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
Kỷ niệm chương là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhằm ghi nhận, động viên đối với cá nhân có công lao, đóng góp, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ và ngành Nội vụ, bao gồm các loại sau:
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”;
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”;
3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”;
4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
Như vậy, có thể hiểu, Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là một hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Việc trao tặng Kỷ niệm chương này nhằm ghi nhận, động viên đối với cá nhân có công lao, đóng góp, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ và ngành Nội vụ.
Theo đó, 04 loại Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ bao gồm:
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”;
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
>> Đối tượng nào được xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp Xây dựng từ ngày 01/7/2024?
Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định:
Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Bằng, Khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và tiền thưởng bằng 0.4 lần mức lương cơ sở.
2. Cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân người nước ngoài; cá nhân có sự giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc hiện vật, tài sản cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ được tặng Kỷ niệm chương được nhận Bằng, Khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương kèm theo tặng phẩm lưu niệm có giá trị tương đương bằng 0.4 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định trên, mức tiền thưởng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là bằng 0,4 lần mức lương cơ sở.
Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở đang được áp dụng hiện nay là 2,34 triệu đồng. Do đó, mức tiền thưởng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ cụ thể là:
2,34 triệu đồng x 0,4 = 936.000 đồng
Ngoài ra, bên cạnh tiền thưởng, người được trao tặng Kỷ niệm chương còn được nhận Bằng, Khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương để tôn vinh và ghi nhận những thành tích của họ.
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định:
Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Mỗi loại Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân. Trường hợp cá nhân đủ tiêu chuẩn có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương. Không có hình thức truy tặng Kỷ niệm chương.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch và kịp thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
3. Thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
Đối với trường hợp bị kỷ luật oan sai, đã được phục hồi quyền lợi thì thời gian chịu kỷ luật oan sai được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
4. Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành hoặc xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Như vậy, khi xét tặng Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Mỗi loại Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân. Trường hợp cá nhân đủ tiêu chuẩn có thể được tặng nhiều loại Kỷ niệm chương. Không có hình thức truy tặng Kỷ niệm chương.
- Việc xét tặng Kỷ niệm chương đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch và kịp thời, đúng đối tượng, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.
- Thời gian thi hành kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
Đối với trường hợp bị kỷ luật oan sai, đã được phục hồi quyền lợi thì thời gian chịu kỷ luật oan sai được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành hoặc xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.
Tổ chức đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm gì trong việc xét tặng Kỷ niệm chương?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 12/2024/TT-BNV, tổ chức đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm phải thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính chính xác, trung thực.
Ngoài ra, còn phải chịu trách nhiệm về đối tượng, tiêu chuẩn và hồ sơ đề nghị xét tặng theo quy định của Thông tư 12/2024/TT-BNV và các quy định khác có liên quan về thi đua, khen thưởng.
*Thông tư 12/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/02/2025, thay thế cho Thông tư 14/2019/TT-BNV và Thông tư 8/2022/TT-BNV.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?