Biên dịch viên hạng 3 có mã số chức danh nghề nghiệp bao nhiêu?
Biên dịch viên hạng 3 có mã số chức danh nghề nghiệp bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định:
Mã số các chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh biên tập viên
a) Biên tập viên hạng I
Mã số: V.11.01.01;
b) Biên tập viên hạng II
Mã số: V.11.01.02;
c) Biên tập viên hạng III
Mã số: V.11.01.03.
2. Chức danh phóng viên
a) Phóng viên hạng I
Mã số: V.11.02.04;
b) Phóng viên hạng II
Mã số: V.11.02.05;
c) Phóng viên hạng III
Mã số: V.11.02.06.
3. Chức danh biên dịch viên
a) Biên dịch viên hạng I
Mã số: V.11.03.07;
b) Biên dịch viên hạng II
Mã số: V.11.03.08;
c) Biên dịch viên hạng III
Mã số: V.11.03.09.
4. Chức danh đạo diễn truyền hình
a) Đạo diễn truyền hình hạng I
Mã số: V.11.04.10;
b) Đạo diễn truyền hình hạng II
Mã số: V.11.04.11;
c) Đạo diễn truyền hình hạng III
Mã số: V.11.04.12.
Theo đó, biên dịch viên hạng 3 có mã số chức danh nghề nghiệp là V.11.03.09.
Biên dịch viên hạng 3 có mã số chức danh nghề nghiệp bao nhiêu?
Mức lương của biên dịch viên hạng 3 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
2. Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).
Theo đó, biên dịch viên hạng 3 có hệ số lương từ 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của biên dịch viên hạng 3 được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của biên dịch viên hạng 3 là 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của biên dịch viên hạng 3 được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định:
Biên dịch viên hạng III - Mã số: V.11.03.09
1. Nhiệm vụ
a) Dịch viết những thể loại thông thường như tin, bài, niên biểu, tường thuật, tiểu phẩm, sách đảm bảo được nội dung nguyên bản và chịu trách nhiệm cá nhân đối với bản dịch đó;
b) Dịch phục vụ cho công tác chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật biên dịch, phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ trong lĩnh vực biên dịch;
c) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên dịch viên.
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của biên dịch viên hạng 3 được quy định như sau:
- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo chí 2016, Luật Xuất bản 2012 và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật biên dịch, phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ trong lĩnh vực biên dịch;
- Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?