Mức lương của Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự từ ngày 01/7/2023 là bao nhiêu?
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự là ai? Có mã số ngạch là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên cao cấp Mã số ngạch:03.299
2. Chấp hành viên trung cấp Mã số ngạch:03.300
3. Chấp hành viên sơ cấp Mã số ngạch:03.301
4. Thẩm tra viên cao cấp Mã số ngạch:03.230
5. Thẩm tra viên chính Mã số ngạch:03.231
6. Thẩm tra viên Mã số ngạch:03.232
7. Thư ký thi hành án Mã số ngạch:03.302
8. Thư ký trung cấp thi hành án Mã số ngạch:03.303
Như vậy, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BTP thì thẩm tra viên chính là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, giúp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, kiểm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự.
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự có mã số ngạch là: 03.231.
Mức lương của Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự từ ngày 01/7/2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự cần bảo bảo thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Thẩm tra viên chính
..
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
b) Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành theo kế hoạch được duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có sai sót phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thực hiện quyết định sai sót đó để khắc phục, sửa chữa và chịu trách nhiệm về những kiến nghị của mình;
c) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết nhiệm vụ được phân công;
d) Thẩm tra, kiểm tra báo cáo thống kê, báo cáo dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp và của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc;
đ) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự;
e) Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
g) Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự của các đơn vị trực thuộc;
h) Tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
i) Biên soạn tài liệu, tham gia hướng dẫn nghiệp vụ đối với ngạch Chấp hành viên sơ cấp, ngạch Thẩm tra viên, ngạch Thư ký thi hành án;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan giao.
...
Như vậy, Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện những yêu cầu trên.
Thẩm tra viên chính thi hành án dân sự hiện nay có hệ số lương bao nhiêu? Mức lương được nhận khi lương cơ sở tăng?
Căn cứ Chương IV Thông tư 03/2017/TT-BTP được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP quy định như sau:
Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTP được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ) như sau:
a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1.
b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1.
c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1.
d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.
...
Theo đó, Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4.40 đến 6.78 (Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của Thẩm tra viên chính được tính như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương
Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng;
Theo đó, Thẩm tra viên chính hiện nay có thể nhận mức lương từ: 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó Thẩm tra viên chính sẽ nhận mức lương từ: 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?