Mức lương cao nhất của Đội trưởng cơ yếu đơn vị hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương cao nhất của Đội trưởng cơ yếu đơn vị hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu như sau:
Nhóm | Chức danh | Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất | Hệ số lương |
1 | Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ | 10 | 9,20 |
2 | Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục trưởng Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã. | 9 | 8,60 |
3 | Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 2 Bảng này); Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao; Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Phó Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Trợ lý tham mưu nghiệp vụ trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Vụ thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. | 8 | 8,00 |
4 | Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Trợ lý tham mưu nghiệp vụ của phòng thuộc các đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 3 Bảng này); Trợ lý các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương; Giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật mật mã. | 7 | 7,30 |
5 | Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương | 6 | 6,60 |
6 | Trưởng ban thuộc phòng của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị; Trợ lý tham mưu nghiệp vụ cơ yếu ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. | 5 | 6,00 |
Vậy Đội trưởng cơ yếu đơn vị được áp dụng hệ số lương cao nhất là 6,0.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Đội trưởng cơ yếu đơn vị được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó Đội trưởng cơ yếu đơn vị hiện nay có thể nhận mức lương cao nhất là: 10.800.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Mức lương trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
Mức lương cao nhất của Đội trưởng cơ yếu đơn vị hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Đội trưởng cơ yếu đơn vị là bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định người làm việc tại Ban Cơ yếu Chính phủ được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
STT | Chức danh lãnh đạo | Hệ số |
1 | Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ | 1,30 |
2 | Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ | 1,10 |
3 | Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,90 |
4 | Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,70 |
5 | Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,50 |
6 | Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,40 |
7 | Trưởng ban hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị và tương đương của các tổ chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,20 |
Các chức danh lãnh đạo tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với chức danh theo tổ chức của cơ quan, đơn vị quy định tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Vậy hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Đội trưởng cơ yếu đơn vị có hệ số 0,20.
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu là gì?
Theo Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
- Phải giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Phục tùng đối với sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
- Trường hợp nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
- Ngoài ra còn thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?