Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở nào?
Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Quỹ bảo hiểm xã hội và được hạch toán độc lập.
2. Việc quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo quy định quản lý về Quỹ bảo hiểm xã hội tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở lương tối thiểu vùng IV. Mức tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định trong Nghị định này được Chính phủ quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
4. Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động và thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở sau:
- Mức suy giảm khả năng lao động;
- Thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
>> Phí đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất là bao nhiêu?
Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động là khi nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
...
5. Thời điểm hưởng trợ cấp
a) Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (sau đây gọi tắt là thời điểm hưởng trợ cấp) quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú. Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
b) Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được tính tại tháng người lao động bị chết;
c) Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
...
Theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:
- Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (sau đây gọi tắt là thời điểm hưởng trợ cấp) quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú. Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa;
- Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được tính tại tháng người lao động bị chết;
- Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả phí giám định đối với người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng hoặc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
3. Thời điểm chi trả phí giám định đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện cùng với thời điểm trả trợ cấp tai nạn lao động quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp sau:
- Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định;
- Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?